Trong năm vừa qua, hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới tiếp tục được quan tâm, hoàn thiện, trong đó có nhiều chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện và tăng cường sự tham gia của phụ n??? trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 800/QĐ-TTg, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, để đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước cũng đã sắp xếp, bố trí cán bộ thực hiện công tác bình đẳng giới, nhằm triển khai một cách hiệu quả những chủ trương, chính sách của Nhà nước. Đáng lưu ý là nhiều địa phương đã xây dựng, duy trì các mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới mang lại kết quả rõ nét như: Trung tâm công tác xã hội cung cấp dịch vụ về bình đẳng giới; Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới; Câu lạc bộ phụ n??? có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài; Thành phố an toàn và thân thiện với phụ n??? và trẻ em gái; Mô hình Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh tại cộng đồng…
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Theo Báo cáo về thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến hết năm 2018, tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội của nước ta là 27,2%, tuy tăng không đáng kể so năm 2017, nhưng đây một tỷ lệ khá cao so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo nữ là 47%, tăng 7% so với năm 2017, giúp khơi dậy, phát huy tiềm năng của phụ n???, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Điều đáng mừng là tỷ lệ nữ làm chủ cơ sở trên phạm vi cả nước là 26,95%, thuộc nhóm cao nhất của khu vực Đông Nam Á. Theo tiêu chí đánh giá của quốc tế, tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp của Việt Nam đạt 31,3% trên tổng số chủ doanh nghiệp và xếp hạng thứ 6/57 quốc gia được xếp hạng (Chỉ số nữ làm chủ doanh nghiệp của Mastercard năm 2018). Đồng thời, theo báo cáo Khoảng cách Giới toàn cầu năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam là quốc gia duy nhất của châu Á có mặt trong 10 nước cao nhất toàn cầu về chỉ số này và tiếp tục duy trì thứ hạng về chỉ số cơ hội và tham gia vào nền kinh tế của phụ n??? với thứ hạng 33/149.
Tạo việc làm cho phụ n??? luôn là một bài toán khó đối với nhiều địa phương bởi lực lượng lao động này hầu hết có trình độ tay nghề thấp, tính ổn định không cao, thường phải dành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình, nên họ ít có cơ hội chuyển đổi việc làm và tiếp cận thị trường lao động. Song nhờ các chính sách, chiến lược quốc gia về hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm cho phụ n???, đặc biệt là phụ n??? nông thôn, thời gian gần đây, phụ n??? tại nhiều địa phương đã có cơ hội tìm việc và tự tổ chức hoạt động kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Năm 2018, tỷ lệ lao động nữ được tạo việc làm mới trong tổng số hơn 1,5 triệu lao động được tạo việc làm mới của cả nước là 48%, cao hơn chỉ tiêu đặt ra là đảm bảo ít nhất 40%. Số lượng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài cũng như được hỗ trợ việc làm trong nước liên tục tăng. Tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp trong năm qua giảm còn 1,85%, thấp hơn tỷ lệ này ở nam giới.
Đồng thời năm 2018, Quỹ Quốc gia về việc làm đã góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho gần 147,7 nghìn lao động, trong đó có gần 110,4 nghìn lao động nữ (chiếm 74,8%). Ngoài ra, Quỹ Quốc gia về việc làm còn dành riêng một kênh quản lý nguồn vốn cho Hội Liên hiệp phụ n??? Việt Nam để giải quyết việc làm cho các hội viên với doanh số cho vay là gần 21,5 tỷ đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho gần 1,4 nghìn lao động (trong đó có khoảng 900 lao động nữ).
Bình đẳng giới trong giáo dục cũng là một trong những mục tiêu hướng tới của Việt Nam. Theo thống kê, năm 2018, tỷ lệ biết chữ của nữ trong độ tuổi từ 15-60 là 97,3% (khoảng 28,6 triệu người). Tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số biết chữ trong độ tuổi 15-60 là 4 triệu người, chiếm tới 92,85% trong tổng số nữ người dân tộc thiểu số của cả nước.
Bên cạnh đó là những kết quả đạt được về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Năm 2018, tỷ suất mắc tai biến sản khoa, ca sinh là 49/100.000, giảm so cùng kỳ năm 2017. Tỷ lệ phụ n??? được xét nghiệm sàng lọc HIV trước và trong khi mang thai chung toàn quốc là 45,6%, tăng so với tỷ lệ 35,2% của năm 2017. Cả nước có gần 160 nghìn trường hợp phá thai trên tổng số 1 triệu trẻ đẻ sống, giảm so năm 2017.
Trong năm 2018, Việt Nam tiếp tục khẳng định là quốc gia có trách nhiệm trong việc tham gia các diễn đàn hợp tác đa phương và song phương về bình đẳng giới, đóng góp vào nỗ lực chung toàn cầu về nâng cao quyền năng cho phụ n??? trên mọi lĩnh vực, thông qua việc tham dự Diễn đàn Phụ n??? và Kinh tế APEC với nội dung ưu tiên là thúc đẩy bao trùm giới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới những cơ hội cho phụ n??? và giảm thiểu nguy cơ của việc nới rộng khoảng cách giới.
Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác bình đẳng giới thông qua việc chủ động trao đổi và chia sẻ tại các diễn đàn về thành tựu xây dựng và thực thi chính sách và thực tiễn bảo đảm quyền bình đẳng giới; đề xuất sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ n???; tham gia chủ động và hiệu quả vào các quyết sách của Hội nghị Thượng đỉnh phụ n??? toàn cầu tại Autralia với chủ đề “Xây dựng các nền kinh tế chia sẻ giá trị chung”. Cùng với đó, Việt Nam tăng cường hợp tác về phụ n??? trong ASEAN qua việc tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng phụ n??? ASEAN lần thứ 3 (AMMW), với chủ đề “An sinh xã hội đối với phụ n??? và trẻ em gái, hướng tới tầm nhìn ASEAN 2025”, cũng như hợp tác với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển tăng cường hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Những kết quả trên cho thấy, nhận thức của bản thân phụ n??? về vai trò, vị trí trong gia đình và xã hội đã có nhiều tiến bộ. Ngày càng có nhiều phụ n??? nỗ lực, tự tin vươn lên, khẳng định mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, kết quả về bình đẳng giới là cơ sở để công tác bình đẳng giới của Việt Nam được đánh giá cao trong cộng đồng quốc tế. Hiện, Việt Nam đứng thứ 56/156 quốc gia (69,7 điểm) trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (tăng 9 bậc so năm 2017 là 68/167); đứng thứ 26/156 quốc gia (79,8 điểm) trong thực hiện Mục tiêu 5 về bình đẳng giới và trao quyền phụ n??? (Báo cáo về dữ liệu thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững năm 2018); và đứng thứ 77/149 quốc gia về chỉ số khoảng cách giới (Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu năm 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới).
Mặc dù vậy, việc triển khai công tác bình đẳng giới thực tế trong thời gian qua tại một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm thực chất để đạt được hiệu quả mong muốn. Nguồn kinh phí ngân sách dành cho hoạt động bình đẳng giới vẫn còn hạn chế, chủ yếu được thực hiện qua ngân sách chương trình mục tiêu, các đề án, do vậy không đảm bảo tính bền vững. Cùng với đó, đội ngũ người làm công tác bình đẳng giới tại các Bộ, ngành, địa phương còn mỏng, hạn chế về kinh nghiệm, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới tại các địa phương.
Hơn nữa, vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tham gia của phụ n??? trong đời sống, kinh tế, lao động và việc làm vẫn gặp nhiều rào cản. Tuy Việt Nam đã có những quy định các cơ sở y tế, phòng khám không được siêu âm công bố giới tính thai nhi dưới mọi hình thức nhằm tránh hậu quả của việc lựa chọn giới tính, nhưng trên thực tế vẫn có không ít cơ sở, phòng khám tư nhân cố tình lách luật bằng nhiều cách thức. Cùng với đó, tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại ở nhiều gia đình Việt Nam, đã dẫn đến việc khó kiểm soát tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Theo ước tính của Bộ Y tế, năm 2018, tỷ số giới tính khi sinh là 113,5 bé trai/100 bé gái, tăng 1,4 điểm phần trăm so với năm 2017, cao bất thường so với những năm trước đây. Mười địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh luôn ở mức cao so với cả nước hầu hết là các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Mặt khác, dù Việt Nam đã nỗ lực thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình, song theo Báo cáo“Công việc chăm sóc không lương - San sẻ yêu thương” của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2017, thời gian làm việc nhà của phụ n??? gấp 1,62 lần so với nam giới. Năm 2018, cả nước có gần 10,4 nghìn vụ bạo lực gia đình, trong đó số vụ bạo lực gây ra từ nam giới là chủ yếu, chiếm 86,32%. Tổng số người bị bạo lực gia đình là 9,5 nghìn người, nữ chiếm 85,14%. Tuy nhiên, Việt Nam đã có nhiều hình thức hỗ trợ kịp thời đối với những đối tượng này. Tổng số lượt người được hỗ trợ trong năm 2018 là 8,6 nghìn trường hợp, trong đó có trên 6.000 trường hợp được hỗ trợ tư vấn tâm lý và pháp lý (chiếm 163,8%); đạo tào nghề, giới thiệu việc làm cho trên 500 trường hợp, chiếm 5,72%; chăm sóc hỗ trợ sau khi bị bạo lực là gần 1,7 trường hợp (chiếm 17,65%)…
Điều đáng nói là vấn đề xâm hại trẻ em vẫn là câu chuyện nhức nhối của xã hội trong năm vừa qua, với 1,4 nghìn vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện, trong đó nạn nhân là trẻ em gái chiếm 90%. Đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em phần lớn là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em. Một số địa phương có số vụ xâm hại trẻ em cao như: Hà Nội, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thêm vào đó, theo xếp hạng quốc tế, một số chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam bị tut hạng so năm 2017 như: Chỉ số khoảng cách giới tụt 8 bậc, từ 69/144 năm 2017 xuống còn 77/149 năm 2018; việc thực hiện Mục tiêu 5 về mục tiêu phát triển bền vững tụt 3 bậc, từ 23/157 năm 2017 xuống còn 26/156 năm 2018.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do hạn chế nhận thức về bình đẳng giới và sự tồn tại của tư tưởng trọng nam khinh nữ ở một bộ phận người dân. Bên cạnh đó là những nguyên nhân khách quan như: Nguồn lực hỗ trợ từ các đối tác phát triển có xu hướng giảm khi nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình thấp...
Có thể nói, Việt Nam đã có bước tiến dài trong thực hiện bình đẳng giới, song vẫn còn tồn tại không ít vấn đề đòi hỏi cần có những giải pháp quyết liệt, để đạt được những mục tiêu đặt ra trong Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, bởi thời hạn thực hiện các mục tiêu này không còn nhiều./.
Quang Vinh
Ứng dụng giải trí Royal Cruises